Chế độ ăn xua tan mệt mỏi

Ngũ cốc

Hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch…vì chúng chứa carbohydrate, một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hạn chế caffeine

Việc này nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực tế caffeine có thể khiến bạn thêm mệt mỏi. Bạn có thể thấy thoải mái khi uống vài ngụm cà phê song nếu uống nhiều bạn sẽ thấy tác động ngược lại. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế caffeine.

Nước ép trái cây

Soda và các loại đồ uống năng lượng thường chứa nhiều đường. Tốt hơn hết, bạn nên chọn các loại nước ép hoa quả hoặc rau xanh để tăng cường năng lượng.

Rau quả tươi

Rau quả chế biến sẵn thường có hạn sử dụng dài làm giảm các dưỡng chất. Các loại rau quả tươi luôn là lựa chọn lành mạnh để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một trong những cách tốt nhất để tăng cường năng lượng và xua tan mệt mỏi là bổ sung các loại rau quả tươi vào chế độ ăn.

Nước

Bạn hãy uống đủ nước để tiếp sức cho cơ thể và phòng tránh mất nước. Không nhất thiết phải uống 8 cốc nước mỗi ngày song hãy đảm bảo rằng bạn không thay thế nước bằng các loại đồ uống khác như soda.

Các loại hạt

Các loại hạt là món ăn nhẹ lành mạnh để xua tan mệt mỏi và chống đói. Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Song bạn nên tránh những loại hạt đã thêm muối.

Protein

Protein từ động vật như thịt, cá, trứng cũng được khuyến nghị cho những người thường xuyên mệt mỏi. Bạn nên ưu tiên chọn các loại cá giàu acid béo omega-3 như cá hồi vì chúng tốt cho tim.

BS P.Liên

(Theo Boldsky)

Những dưỡng chất thiết yếu ngăn ngừa tóc bạc

Bạn có khả năng tăng tóc bạc 10-20 % cứ mỗi 10 năm sau tuổi 30. Dinh dưỡng có thể giúp ngăn chặn tóc bạc sớm, nhưng nếu tóc của bạn đang thay đổi màu sắc như là kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên, thì không có chế độ ăn uống nào có thể làm cho bạn không có tóc bạc.

toc bac, duong chat ngan ngua toc bac

Vitamin B12

Thiếu vitamin B12, còn được gọi là thiếu máu ác tính, có liên quan với già sớm. Vitamin B12 sẽ giúp giữ cho hệ thống thần kinh của bạn khỏe mạnh và hỗ trợ trong việc sản xuất các DNA và RNA, cũng như kết hợp với axit folic, vitamin B9, để sản xuất các hồng cầu. Chế độ ăn uống được khuyến cáo là 2,4 microgram cho hầu hết người lớn, và 2,6 và 2,8 microgram cho phụ nữ có thai và cho con bú. Khi bạn có tuổi, khả năng hấp thụ vitamin B12 giảm từ thức ăn, vì vậy sau tuổi 50, bạn nên đảm bảo bạn ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12. Ngũ cốc sẽ thường xuyên bổ sung vitamin B12. Trứng, gan, thận, cá và động vật có vỏ là các nguồn tốt của vitamin B12.

Vitamin B9

Sự thiếu hụt vitamin B9 có thể dẫn đến tóc bạc sớm. Giống như vitamin B12, acid folic giúp với việc sản xuất DNA và RNA trong cơ thể và là cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Nó cũng quan trọng để sản xuất methionine, một acid amin quan trọng cho màu tóc. Khuyến cáo của axit folic là 400 microgram cho người lớn, lên tới 600 microgram cho phụ nữ mang thai và 500 microgram cho phụ nữ cho con bú. Thực phẩm giàu folate, dạng tự nhiên của axit folic, bao gồm cải bó xôi, cải xoăn, đậu lăng, đậu xanh, đậu lima, măng tây và mì ống. ngũ cốc ăn sáng cũng thường được làm giàu với acid folic.

Đồng và sắt

Một thiếu hụt đồng hoặc sắt có thể làm tăng cơ hội của già sớm. Đồng là cần thiết cho các chức năng của một số enzyme cần thiết trong cơ thể, và sắt là cần thiết cho việc tạo ra hồng cầu. Khuyến cáo cho đồng là 900 đến 1.300 microgram mỗi ngày đối với phụ nữ, và 900 microgram mỗi ngày đối với nam giới. Khuyến cáo cho sắt là 8mg cho người lớn ở độ tuổi trên 50, phụ nữ dưới 50 là 18mg mỗi ngày. Thực phẩm giàu đồng bao gồm gan, sò, nghêu, hạt điều, hạt dẻ, hạnh nhân và đậu lăng. Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò, rau bó xôi và đậu lăng.

Ngoài vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu một số vitamin hay khoáng chất thiết yếu cho tóc, yếu tố di truyền và nội tiết tố có thể đóng một vai trò lớn trong chuyển màu tóc của bạn, tóc bạc sớm có thể là không thể tránh khỏi nếu cha mẹ bạn cũng có mái tóc bạc từ khi còn trẻ.

Ngoài ra, yếu tố tinh thần đóng một vai trò vô cùng quan trọng, không ngạc nhiên nếu bạn bị tóc bạc nhiều sau những stress liên tục và thiếu ngủ, mất ngủ. Một cơ thể tráng kiện với một tinh thần thoải mái chắc chắn sẽ giúp cho bạn làm chậm lại quá trình chuyển màu của tóc từ đen sang trắng.

10 thực phẩm ngăn ngừa rụng tóc (YouTube)

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Live Strong)

Người bệnh tiểu đường có nên dùng dầu dừa?

Dầu dừa tốt cho người bệnh tiểu đường

Dầu dừa tốt cho người bệnh tiểu đường

Dầu dừa giúp tiêu hao năng lượng và kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những lý do người bệnh tiểu đường nên sử dụng dầu dừa trong chế biến thức ăn:

Giúp kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại dầu chứa triacylglycerol chuỗi trung bình giúp kiểm soát cân nặng và giảm mỡ. Một nghiên cứu đăng trên American Journal of Clinical Nutrition đã báo cáo một thử nghiệm trong đó 49 người thừa cân ở độ tuổi từ 19-50 tuổi được chia thành 2 nhóm và được yêu cầu sử dụng dầu oliu và các loại dầu triacylglycerol chuỗi trung bình (18-24g/d) như một phần của chương trình giảm cân. Cũng cần lưu ý rằng những người sử dụng dầu oliu triacylglycerol chuỗi trung bình giảm nhiều khối mỡ và mỡ bụng hơn so với những người sử dụng dầu oliu. Điều này cho thấy dầu dừa cũng là một loại dầu triacylglycerols chuỗi trung bình có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm mỡ ở người bệnh tiểu đường. Từ đó, nó giúp giảm hàm lượng đường huyết và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Giúp kiểm soát cholesterol

Nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Lipid cho thấy những phụ nữ bị béo bụng và có vòng bụng hơn 88cm được sử dụng dầu dừa đã tăng hàm lượng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

Nghiên cứu diễn ra trong thời gian 12 tuần với sự tham gia của 40 phụ nữ từ 20-40 tuổi. Để đánh giá và phân tích tốt hơn, phụ nữ được chia thành hai nhóm sử dụng 20 và 30ml dầu dậu nành hoặc dầu dừa trong chế độ ăn. Mặc dù BMI của phụ nữ ở cả hai nhóm giảm, nhóm sử dụng dầu dừa như chế phẩm bổ sung đã giảm hàm lượng cholesterol toàn phần và cũng giảm béo bụng. Có thể nói rằng sử dụng dầu dừa giúp bệnh nhân tiểu đường giảm béo bụng và kiểm soát cholesterol.

BS Thu Vân

(Theo THS)

Chế độ ăn lành mạnh cho người ngoài 50

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh là điều tốt nhất bạn có thể làm bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Và khi bạn có tuổi, bạn càng phải quan tâm tới chế độ ăn của mình. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát huyết áp, phòng ngừa tiểu đường, loãng xương...

Bạn nên chú trọng tới các loại rau, sữa ít béo hoặc không béo, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, cá, gia cầm, dầu thực vật, các loại đậu và hạt trong chế độ ăn. Đồng thời hạn chế lượng natri, thịt đỏ, đồ ngọt và đồ uống có đường.

Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người ngoài 50 tuổi:

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm giàu calci. Bạn hãy ăn sữa chua hàng ngày để đáp ứng nhu cầu calci của cơ thể.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Hãy tăng cường lượng rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của bạn.

Đậu phụ

Đậu phụ được xem là một trong những lựa chọn lành mạnh để cung cấp protein cho cơ thể.

Cá nhỏ

Ăn các loại cá nhỏ hỗ trợ đáp ứng lượng calci mà cơ thể cần, đồng thời cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đây là một trong những thực phẩm rất tốt cho những người ngoài 50.

Bông cải xanh

Bông cải xanh cung cấp lượng calci dồi dào rất tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn lành mạnh cho người ngoài 50

Các loại đậu

Các loại đậu mang lại vô số lợi ích sức khỏe và đây cũng là thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên.

Bưởi

Bưởi giàu vitamin C giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe.

Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp vitamin A mà bạn nên tăng cường trong chế độ ăn.

BS P.Liên

(Theo Boldsky)

Thực phẩm từ đậu nành giúp chống lại ung thư vú hiệu quả

Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và không được điều trị đúng, không ít người đã ngã quỵ trước căn bệnh này. Nếu bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình bạn đang bị ung thư vú thì dưới đây là một số tin tốt dành cho bạn.

Một nghiên cứu mới đã tìm ra một hợp chất có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư vú.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Arizona, Mỹ cho biết genistein – có trong thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành - có thể bảo vệ BRCA1, một gen đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển khối u ở mô vú. BRCA1 là một gen ức chế khối u. Khi hoạt động bình thường, gen BRCA1 có chức năng giữ ổn định cấu trúc ADN, bảo vệ, chống lại các bệnh di truyền như ung thư; khi BRCA1 hoạt động không bình thường, khả năng cơ thể chống lại ung thư vú bị suy yếu. Tỷ lệ mắc ung thư vú do đột biến BRCA1 rất nhỏ, nhiều bệnh nhân ung thư vú có khả năng sao chép gen bình thường, nhưng các gen bị "methyl hóa" - bọc trong các phân tử carbon gây bất hoạt quá trình phiên mã. Đột biến đồng nghĩa gen BRCA1 theo cách này khiến gen mất chức năng ức chế khối u.

Thụ thể hydrocarbon thơm (AhR), đột biến đồng nghĩa gen BRCA1, gây ra một loạt tác dụng không mong muốn. Khi BRCA1 không thể thực hiện chức năng ức chế khối u sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển mạnh, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu cho thấy genistein có thể “tiêu diệt” AhR. Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá này sẽ đưa tới các liệu pháp genistein có thể ngăn chặn ảnh hưởng của AhR. Genistein được tìm thấy trong đậu nành, một giống cây họ đậu giàu protein và isoflavone.

"Lượng đậu nành tiêu thụ trong cả cuộc đời của phụ nữ châu Á có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vú. Genistein thuộc nhóm isoflavone, có hàm lượng cao trong đậu nành, có khả năng ngăn chặn methyl hóa ADN- đột biến đồng nghĩa của gen BRCA1," Donato F Romagnolo, giáo sư tại Đại học Arizona cho biết. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Developments in Nutrition.

Dưới đây là một số cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú.

Chế độ ăn lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, các loại rau và giảm lượng thực phẩm chế biến trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ có nghĩa là bạn cần đến phòng tập gym. Vận động cơ thể, có thể đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút mỗi ngày cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú.Bỏ thuốc lá và rượu: Ngoài việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, bạn nên tránh những thói quen xấu như hút thuốc hoặc lạm dụng rượu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Có những nghiên cứu cho thấy rằng uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

BS.Tuyết Mai

(Theo Boldsky)

Người mắc bệnh gan: Cần ăn uống hợp lý

Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết trong làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Đối với người bệnh viêm gan cấp

Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy nhiều và nhanh chóng, do đó, các hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay bị nôn ói. Khi đó, rất cần một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: các chất bột, đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như: chuối, nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan” như một số người đã lầm tưởng. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, vì lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường là 50 - 70g mỗi ngày, các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ.

Người mắc viêm gan nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu hũ...

Người mắc viêm gan nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu hũ...

Nếu bị viêm gan quá nặng, với các triệu chứng như vật vã, lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm chỉ còn dưới 40g mỗi ngày, bởi các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không cữ ăn hoàn toàn. Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như: óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hoá hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng (khoảng 15g mỗi ngày). Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.

Khi bị bệnh bắt buộc phải ngưng hẳn rượu, bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, cần phải thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như: thuốc an thần, các thuốc giảm đau, chống viêm, ngay cả paracetamol. Vì vậy, khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của thầy thuốc chứ không được tự ý uống và khi đến khám bệnh, dù bất cứ bệnh gì, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ rõ về tiền sử bệnh gan của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh sử dụng thuốc có ảnh hưởng đến gan. Nếu người bệnh bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, nhất thiết phải nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch. Về ăn uống, trong giai đoạn viêm gan cấp, người bệnh nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, không nên ăn một lần quá no.

Người bị viêm gan thường hay có triệu chứng chán ăn và nôn ói vào buổi chiều cho nên có thể cho ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối chỉ cần ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng và nôn sau khi ăn. Ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc men trong điều trị bệnh viêm gan, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc.

Đối với viêm gan mạn

Khi gan bị viêm mạn tính, đa số người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, họ vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số người có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi, khi đó trong chế độ ăn rất cần phải có sự cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn, cơ thể đủ sức chống chọi với tình trạng viêm nhiễm cũng như các tác dụng phụ do điều trị gây ra. Trong giai đoạn này nếu vẫn còn cảm giác ăn uống và tiêu hóa bình thường, người bệnh không cần thiết phải kiêng ăn quá mức. Vì ăn kiêng nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán không thèm ăn mà khi ăn uống kém càng làm cho người bệnh mau mệt mỏi, thiếu sức hoạt động như thế bệnh gan sẽ nặng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế các thức ăn quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ... Ở người viêm gan mạn tính, chất glycogen (một loại đường dự trữ ở gan) bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột, đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, người bệnh dễ bị những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giảm lượng đường trong máu.

Người mắc viêm gan thường được khuyên ăn nhiều trái cây

Người mắc viêm gan thường được khuyên ăn nhiều trái cây

Dù bị bệnh gan mạn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh cũng không nên uống rượu bia vì sẽ làm cho tình trạng viêm gan bị nặng hơn, người bệnh chỉ được uống mỗi ngày một viên thuốc đa sinh tố để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mạn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và axít folic. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, tập thể dục, thể thao vừa sức tránh các công việc nặng nhọc.

Khi bị vàng da tắc mật

Khi bị vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị ngứa, tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hoá chất béo. Ngoài ra, người bệnh còn bị thiếu các vitamin tan trong mỡ như vitamin A, vitamin D, vitamin K.

Khi bị tắc mật, người bệnh cần thực hiện như sau:

- Không nên dùng các loại mỡ động vật mà chỉ nên sử dụng các loại dầu thực vật, vì chúng dễ tiêu hóa, tuy nhiên chúng lại không cung cấp đủ các chất béo cần thiết.

- Mỗi tháng, người bệnh cần phải bổ sung vitamin K1, vitamin A và vitamin D.

- Nếu bị ngứa, có thể dùng thuốc cholestyramine để ngăn sự hấp thu muối mật để làm giảm bớt ngứa.

BS. HỒ VĂN CƯNG

9 thực phẩm thiên nhiên giảm nhẹ chứng ợ nóng

Thủ phạm thường là những thực phẩm nhiều gia vị hay chiên, cũng như caffeine và rượu. Có những loại thực phẩm và đồ uống giúp làm dịu sự khó chịu của chứng ợ nóng bằng cách trung hòa acid trong khi ăn uống.

Trà gừng

Trà gừng là một cứu cánh tuyệt vời và lâu đời đối với nhiều bệnh tiêu hóa. Đơn giản chỉ cần gọt vỏ hoặc rễ gừng và ngâm trong nước sôi để làm trà uống giảm chứng ợ nóng, tác giả của Gutbliss nói: "Đó là một thực phẩm hiệu quả chống viêm và là một trong những thực phẩm tốt nhất cho trào ngược acid."

giam nhe o nong, Tra gung giam nhe chung o nong

Trà gừng giảm nhẹ chứng ợ nóng

Chuối

Trái cây tự nhiên ít acid này là một thực phẩm “thông minh” để hạn chế các triệu chứng ợ nóng. "Một quả chuối sẽ giúp giảm khó chịu vì nó sẽ dính vào niêm mạc thực quản bị kích thích" Gerard E. Mullin, MD nói. "Nó tạo thành một màng áo khoác bảo vệ và làm dịu kích thích."

Sữa hạnh nhân

Bạn sẽ bắt đầu một ngày của bạn tránh các rắc rối tiêu hóa, nếu bạn pha trộn một ly sinh tố sữa hạnh nhân cho ăn sáng. "Nếu bạn có xu hướng dễ trào ngược, sữa hạnh nhân là một cân bằng tuyệt vời" Chutkan nói. Hãy thử pha trộn với nhau 1 chén dâu tây, 1 quả chuối đông lạnh, sữa hạnh nhân không đường và rau bina để dùng có thể hạn chế tốt chứng ợ nóng.

Cháo bột yến mạch

Một bát bột yến mạch làm đệm lót dạ dày của bạn, nó cũng chứa nhiều chất xơ lành mạnh có thể hạn chế chứng trào ngược.

Rau lá xanh

Một bát rau luộc hoặc rau xắt nhỏ với nước cốt chanh hoặc tinh dầu ôliu sẽ làm ít khó chịu vì rau chứa ít chất béo. Ngược lại, các loại thực phẩm giàu chất béo làm chậm rỗng bao tử và có thể thúc đẩy trào ngược dạ dày.

Hạt thìa là

Loại thảo dược chữa bệnh này là một thành phần để ngâm vào trà và uống khi ợ nóng.

Cam thảo

Cam thảo giúp hình thành một lớp bảo vệ trên niêm mạc của thực quản. Ngoài ra, hoạt động nhai cam thảo làm cho bạn tiết ra nước bọt, do đó có thể giúp loại bỏ acid thừa.

Lô hội và Kefir

Chỉ cần trộn một muỗng cà phê nước ép lô hội với một ít kefir, tạo ra một thức uống lên men từ sữa. Hỗn hợp này có thể giúp giảm các triệu chứng vì nước ép từ cây lô hội làm giảm viêm và chữa lành đường tiêu hóa, và kefir làm kiềm hóa môi trường acid. Tuy nhiên, tránh tiêu thụ nước ép lô hội quá nhiều vì nó có thể gây tiêu chảy và đau bụng.

Rau xanh

Rau như bông cải xanh, măng tây, đậu xanh, cần tây, súp lơ và tất cả đều chứa ít acid giúp tránh chứng ợ nóng. Tránh các loại gia vị có tính acid như bột ớt và hạt tiêu đen.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Prevention)

Các loại thực phẩm gây hại cho gan

Chẳng hạn khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

Dưới đây là một số thực phẩm gây hại cho gan thường gặp:

Măng tươi: măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.

thuc pham gay hai cho gan, mang tuoi gay hai cho gan

Thịt dê, thực phẩm nên tránh đối với người bệnh gan: thịt dê là thực phẩm có tính nóng, ngọt và có hàm lượng protein, lipid cao. Vì vậy, nếu người bị bệnh gan ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ khiến gan hoạt động tích cực và tạo thêm gánh nặng cho gan. Làm cho gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Bởi vậy những người mắc bệnh gan tuyệt đối không nên ăn thịt dê để đảm bảo gan một cách tốt nhất bạn nhé

thuc pham gay hai cho gan - thit de

Gừng không tốt đối với người bệnh gan: gừng là thực phẩm rất tốt đối với mọi người, nhưng do gừng có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole gây lên biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.

thuc pham gay hai cho gan

Tỏi với người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt: đối với họ, vì chất volatile trong tỏi nó làm ảnh hưởng giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó có thể dẫn tới hiện tượng thiếu máu và gây bất lợi cho những người mắc bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Tôm: là thực phẩm rất giàu chất đạm, có tác dụng bổ thân tráng dương và rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy vậy đối với những người mắc bệnh gan thì đây là thực phẩm không tốt chút nào, vì do tôm có hàm lượng cholesterol cao dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh gan và đặc biệt là những người bị bệnh viêm gan.

thuc pham gay hai cho gan

Các loại thức ăn nhanh đều không tốt cho gan: một nghiên cứu từ châu u cho thấy rằng ăn quá nhiều thức ăn nhanh, chế độ ăn nhiều chất béo và đường (bao gồm , cả xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao hay chất ngọt nhân tạo như Aspartame, Splenda NutraSweet, Equal... nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra phản ứng độc hại trong cơ thể, đặc biệt là gan vì gan phải làm việc trực tiếp để xử lý chúng) vì vậy gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho gan.

thuc pham gay hai cho gan

Rượu, bia: là loại thức uống có cồn hấp thụ trực tiếp vào máu chứ không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Chính vì vậy, uống càng nhiều rượu càng khiến gan phải lọc thải nhiều hơn, gây bất lợi cho gan. Muối ăn quá nhiều làm tăng huyết áp và cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vậy nên cần tuyệt đối hạn chế các món ăn nhiều muối như thịt xông khói và xúc xích, các loại mắm...

thuc pham gay hai cho gan

BS. HOÀNG XU N ĐẠI

Đậu phụ

Trong sách cổ của Trung Quốc viết đậu phụ sánh cùng thịt dê.

Theo Trung dược học bản thảo thì đậu phụ có công dụng khoan trung, ích khí, điều hòa tỳ vị, làm tiêu chứng đầy bụng, hạ trọc khí ở đại tràng.

Hằng ngày ăn đậu phụ, cơ quan tiêu hóa sẽ làm việc tốt hơn, tiêu đi kịp thời chất độc hại khỏi cơ thể, tránh tình trạng tự đầu độc, để bảo vệ sức khỏe có hiệu quả.

Tác dụng ổn định huyết áp còn có thể giải thích do đậu nành chứa nhiều lecithin và isoflavon là những chất hòa tan chất béo, ngừa lắng đọng thành mạch. Lecithin có cholin và inositol tác động lên chuyển hóa mỡ ở gan và làm tăng tỷ lệ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu. Vitamin E chống ôxy hóa và hòa tan chất béo, chất isoflavon cung cấp phytoestrogen làm giảm hội chứng tiền mãn kinh (bốc hỏa, cáu gắt). Các nhà khoa học Mỹ, Anh, Singapore cho biết uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ giảm bớt nguy cơ ung thư vú.

Đậu nành còn có nhiều công dụng quý. Giảm nguy cơ tim mạch, giúp bộ não phát triển, giảm béo, chống loãng xương, cải thiện bệnh lý tiền mãn kinh chống lão hóa, chống ung thư.

Một số món ăn thuốc có đậu phụ

Canh đậu phụ:

+ Nấu với rau mồng tơi để nhuận tràng, thông tiện, thanh trừ, nhiệt độc trong ruột.

+ Nấu với cải bẹ trắng, cá lóc, thịt heo thanh trừ nhiệt ở gan và dạ dày.

+ Nấu với cá thu có công dụng trừ chứng cốt hỏa, thanh nhiệt độc.

Đậu phụ xào nấm rơm: Đậu phụ 1 miếng, đậu hà lan và nấm rơm với lượng vừa đủ. Một ít nước tương, dầu vừng (hoặc dầu ăn khác), bột năng. Đậu phụ cắt vuông nhỏ dày 1cm để ráo nước rán vàng. Nấm rơm ngâm mềm, đậu hà lan để nguyên hoặc thái lát.

Xào nấm rơm xong cho nước, đậu phụ rán, đậu hà lan và các thứ gia vị còn lại, nêm bột. Có thể dùng nấm hương thay nấm rơm.

Món này có tác dụng bổ dưỡng của nấm rơm hoặc nấm hương, đậu hà lan.

Đậu phụ nấu dưa cải: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g. Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu nêm gia vị. Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.

Đậu phụ xào rau chân vịt (cải pô-xôi): Đậu phụ khô 2 miếng. Rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị.

Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho râu chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra.

Rau chân vịt cung cấp thêm canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe sản phụ mang thai thời kỳ cuối.

Đậu phụ nấu giá đậu nành, mộc nhĩ: Sợi đậu phụ khô 150g. Giá đậu xanh 100g, mộc nhĩ 100g, đậu phộng (lạc). Dầu vừng mỗi thứ 5g, gừng 10g, bột năng 15g. Nước giá đậu nành 200g (không có sợi đậu phụ khô dùng đậu phụ khô thái nhỏ). Đậu phụ khô ngâm mềm cắt đoạn ngắn. Gừng thái lát, giá đậu xanh nhúng nước sôi, mộc nhĩ làm sạch. Dùng dầu đảo qua gừng, rồi cho giá và mộc nhĩ đảo qua, xong cho đậu phụ nước giá đậu nành và gia vị. Dùng lửa nhỏ rồi to dần cho đặc lại, nêm bột năng, tưới dầu vừng.

Món này có mộc nhĩ nên có thêm canxi, phospho, sắt, kẽm và một số chất bổ dưỡng khác. Có lợi cho sức khỏe thai phụ thời kỳ cuối.

Đậu phụ trộn đậu hà lan non: Đậu phụ khô 200g (cắt nhỏ) quả đậu non 250g, cà rốt (thái sợi hoặc bào) 50g, đậu 10g, gừng vài lát nhỏ, gia vị. Quả đậu tước bỏ gân, thái lát luộc qua cho chín tới vớt ra ngâm nước lã (đun sôi để nguội) rồi để ráo nước. Đậu phụ khô luộc qua vớt ra để ráo nước.

Để đậu lát giữa đĩa. Đậu phụ để xung quanh đậu. Cà rốt để trên đậu quả. Cho dầu vừng (hoặc lạc) gia vị gừng trộn đều rồi tưới lên trên. Khi ăn trộn đều tất cả.

Đậu phụ (khô) trộn rau cần: Đậu phụ khô, giá đậu xanh, rau cần mỗi thứ 150g. Dầu vừng 15g, giấm 20g, tỏi giã nhuyễn 5g.

Đậu phụ rửa xong thái sợi, rau cần cắt đoạn ngắn cùng nhúng nước sôi rồi xả nước lã đun sôi để nguội cùng giá, để ráo nước. Tất cả trộn đều với dầu vừng, giấm, tỏi, gia vị. Món này chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, thiếu canxi, cao huyết áp, xơ cứng mạch máu.

Cháo đậu phụ đường phèn: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g, đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.

Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.

BS. Phó Thuần Hương

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura

Đây là hoạt động của nhà tài trợ chính NutiCafé V-League dành cho các đội bóng tham dự Giải vô địch quốc gia 2018. CLB TP.HCM là đơn vị đầu tiên được NutiFood triển khai hoạt động tập huấn dinh dưỡng.

Tại buổi lễ công bố nhà tài trợ chính cho V-League, ông Trần Thanh Hải, chủ tịch HĐQT NutiFood đã chia sẻ tâm huyết của mình: “Khi chứng kiến các cầu thủ U-23 thi đấu tại vòng chung kết U-23 châu Á, chúng tôi rất cảm động với các tuyển thủ trẻ đã truyền đi thông điệp về một ý chí mạnh mẽ, lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét, gây thiện cảm với bạn bè bóng đá quốc tế.

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura - ảnh 1HLV Miura trao đổi về kinh nghiệm dinh dưỡng cùng chuyên gia NutiFood. Ảnh: DỊU HÙNG

Tuy nhiên, ai cũng biết về thể trạng và sức khỏe của cầu thủ Việt Nam còn nhiều hạn chế, cần được nâng cao. Là những chuyên gia dinh dưỡng và rất quan tâm đến lĩnh vực dinh dưỡng trong thể thao, NutiFood mong muốn mang đến những giải pháp dinh dưỡng đặc trị mang tính khoa học của mình cho các cầu thủ trẻ thông qua các khóa huấn luyện dinh dưỡng tại các CLB, giúp các cầu thủ biết cách ăn uống để nâng cao thể lực khi tập luyện và thi đấu.

Về sự cần thiết của dinh dưỡng với cầu thủ, HLV Miura cho biết: “Các cầu thủ Việt Nam hầu hết không có kiến thức về dinh dưỡng, chế độ ăn uống chưa khoa học. Chính vì thế, 90% học trò của ông dư thừa mỡ và... đang bị mập. Trong ba yếu tố bao gồm tập luyện, nghỉ ngơi và dinh dưỡng thì dinh dưỡng là một trong những phần quan trọng nhất. Nếu tập luyện tốt mà dinh dưỡng sai thì sẽ hủy hoại, ảnh hưởng đến hai yếu tố còn lại.

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura - ảnh 2Bác sĩ Minh Nguyệt hướng dẫn cầu thủ CLB TP.HCM biết cách ăn đúng, ăn đủ.

Ông Miura còn tâm sự rất thật lòng rằng, ông thấy việc cung cấp kiến thức dinh dưỡng cho các học trò của mình là rất cần thiết và quan trọng. Ông kể mỗi tháng ở Nhật Bản, các chuyên gia dinh dưỡng có một đợt kiểm tra đối với các cầu thủ để nắm tình hình cơ thể của họ.

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng của các cầu thủ CLB TP.HCM, các chuyên gia dinh dưỡng của NutiFood đã khảo sát các cầu thủ tập luyện, thăm bữa ăn của họ để hướng dẫn họ ăn đúng và ăn đủ. Theo bác sĩ CK1 Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch HĐQT công ty NutiFood thì thực đơn bữa ăn của CLB TP.HCM đã rất đầy đủ các nhóm. Chỉ cần cầu thủ biết cách ăn, chắc chắn sẽ cải thiện thể lực.

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura - ảnh 3Cầu thủ Phi Sơn nghiên cứu kiến thức dinh dưỡng từ NutiFood.

Trong gần hai tiếng đồng hồ, bác sĩ Minh Nguyệt đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho các cầu thủ, giúp họ biết cách lựa chọn thức ăn đảm bảo dinh dưỡng khi tập luyện và cả khi thi đấu xa nhà.

Bác sĩ Nguyệt tâm sự: “Các cầu thủ của mình có kỹ năng rất tốt, nhưng khi ra ngoài thường thua thiệt với đội bạn về thể lực. Cho nên chúng tôi muốn đóng góp, nhằm cải thiện dinh dưỡng để tương lai chúng ta có các cầu thủ tốt, đi ra đấu trường quốc tế không thua kém ai”.

NutiFood tư vấn dinh dưỡng cho thầy trò Miura - ảnh 4Chuyên gia NutiFood tư vấn dinh dưỡng trong bữa ăn của cầu thủ CLB TP.HCM.

Kết thúc buổi tập huấn về dinh dưỡng, cầu thủ Phi Sơn cho biết đây là một buổi học rất bổ ích vì anh vốn là người dễ bị tăng cân. Cuộc trao đổi với các chuyên gia NutiFood giúp Phi Sơn biết cách ăn uống làm sao để bảo đảm năng lượng khi tập luyện và thi đấu mà vẫn không bị tăng cân.

Sau CLB TP.HCM, Công ty NutiFood sẽ tiến hành thực hiện tư vấn dinh dưỡng cho 13 CLB còn lại của giải V-League.

DỊU HÙNG

Thực phẩm làm tăng estrogen một cách tự nhiên

Phụ nữ lớn tuổi thoải mái vì không có kinh nguyệt rắc rối hàng tháng, nhưng lại phải đối mặt với các triệu chứng của tình trạng mãn kinh không mong muốn. Một số thay đổi sinh lý học sau đây được cho là do estrogen quy định: Chịu trách nhiệm về tuổi dậy thì ở nữ;

Kiểm soát sự phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và vào đầu thời kỳ mang thai;

Tham gia vào sự phát triển vú và sự thay đổi vú quan sát thấy trong thời kỳ mang thai; Đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương và cholesterol;

Giúp điều chỉnh lượng thức ăn, trọng lượng cơ thể, sự trao đổi chất đối với glucose và độ nhạy insulin.

Nồng độ estrogen thấp biểu hiện như thế nào?

Mãn kinh thường làm giảm lượng estrogen ở nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi có thể gặp mức estrogen thấp do nhiều nguyên nhân khác nữa như cắt bỏ tử cung một phần hay toàn bộ, điều trị bằng chiếu xạ và các trường hợp chán ăn…

Một hệ quả phổ biến và nổi trội do mức estrogen thấp ảnh hưởng xấu lên cấu trúc xương ngày càng tăng ở phụ nữ sau mãn kinh, dẫn đến chứng loãng xương. Estrogen kết hợp với canxi, vitamin D, các khoáng chất khác giữ cho xương chắc khỏe, nếu không có estrogen, xương trở nên giòn và có khuynh hướng dễ bị gãy hơn.

Các triệu chứng khác của estrogen thấp bao gồm: Mệt mỏi; Trầm cảm; Đau ngực; Tâm trạng không ổn định; Nhiễm trùng đường tiểu tăng lên; Khó tập trung; Nhức đầu; Nóng bừng; Kỳ kinh không đều hoặc không thấy; Đau đớn khi quan hệ vì thiếu chất bôi trơn âm đạo.

Và các thực phẩm làm tăng mức estrogen một cách tự nhiên

Nếu bạn đang trải qua các triệu chứng của tình trạng estrogen thấp, có một số thực phẩm giàu estrogen có thể giúp tăng mức độ estrogen của bạn. Những thực phẩm này có chứa phytoestrogen, đó là một estrogen thực vật có thành phần giống estrogen nội sinh khi được chuyển hóa bởi cơ thể. Sau đây là danh sách các loại thực phẩm có chứa lượng phytoestrogen cao. Điều quan trọng cần lưu ý là thực phẩm giàu estrogen có thể có tác dụng không mong muốn ở nam giới.

1. Các sản phẩm đậu nành: Đậu nành là một nguồn phytoestrogen phong phú và có nhiều sản phẩm dễ sử dụng như sữa đậu nành, đậu phụ. Sản phẩm đậu nành là nguồn cung cấp chất isoflavone lớn nhất, là một loại phytoestrogen có thể dễ dàng tiêu thụ trong chế độ ăn uống của bạn. Đậu nành cũng là một nguồn protein rất lớn, làm cho đậu nành trở thành một chất thay thế thịt lý tưởng cho người có nhu cầu ăn chay.

2. Hạt lanh: Hạt lanh chứa gấp 03 lần phytoestrogen so với đậu nành, nhưng cơ thể bạn sẽ chỉ nhận được lợi ích từ hạt lanh khi chúng bị nứt ra hoặc xay trước khi dùng. Hạt lanh cũng có nhiều chất xơ, làm cho bạn cảm thấy no và có thể hỗ trợ giảm cân và giảm cholesterol máu.

3. Hạt mè: Hạt nguyên vẹn - hoặc thậm chí dầu vừng - có chứa lignan, một hợp chất hóa học tìm thấy trong thực vật có chứa phytoestrogen. Các hạt mè cũng chứa nhiều chất xơ và là một nguồn tuyệt vời của khoáng chất.

4. Các loại hạt đậu: Chứa tương đối cao phytoestrogen, nhưng các loại hạt đậu không nhận được nhiều sự chú ý. Hạt đậu các loại được biết đến vì có hàm lượng chất xơ cao, giúp kiểm soát mức cholesterol máu. Các loại đậu bao gồm đậu Hà Lan, đậu pinto và đậu lima…

5. Trái cây khô: Không chỉ là đồ ăn nhẹ lành mạnh, mà còn chứa một lượng nhỏ phytoestrogen. Quả mơ và mận là những nguồn tốt.

6. Cám lúa mì: Cám lúa mì là một thực phẩm đáng tin cậy để có được liều phytoestrogen cần thiết cho bạn. Cám lúa mì có thể được tìm thấy trong muffin, bánh mì và ngũ cốc.

7. Một số loại hạt: Một số loại hạt, bao gồm quả hồ trăn, hạt dẻ và quả óc chó là nguồn tuyệt vời của phytoestrogen.

8. Đậu răng ngựa: Một nguồn đáng tin cậy của phytoestrogen, cũng có nhiều chất xơ và protein. Đậu răng ngựa chứa saponin, là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây lão hóa. Đậu răng ngựa còn là thực phẩm chứa hàm lượng protein và chất xơ cao do đó sử dụng loại đậu này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng sống cho tế bào, chống rụng tóc và giảm cholesterol. Ngoài ra, đậu răng ngựa còn chứa một số khoáng chất quan trọng như canxi, sắt và magie.

9. Dầu ô liu: Tốt cho sức khỏe của da, móng tay và trái tim bạn, chúng cũng rất tốt cho lượng hormon của bạn. Dầu ô liu có thể phòng ngừa các chứng bệnh như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, bệnh tim, thận suy yếu, xuất huyết não. Dầu ô liu giàu axit béo có lợi cho cơ thể. Đây cũng là loại dầu có nhiều loại vitamin A, D, D, F, K, chất carotine, vitamin hòa tan chất béo và chất chống oxy hoá.

Làm chủ cơ thể của mình khi rơi vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt, đặc biệt bạn chỉ cần áp dụng các cách đơn giản như thay đổi chế độ ăn uống, kết hợp các thực phẩm giàu estrogen để chống lại tình trạng mãn kinh. Nhưng điều quan trọng là phải biết rằng nội tiết tố có thể có một số hiệu ứng không mong muốn khi chúng trở nên thiếu kiểm soát, cần trao đổi với bác sĩ nếu thấy cần thiết. Ngoài vấn đề ăn uống, bạn cần luôn có một tinh thần thoải mái, giảm stress, tập thể dục đều đặn hàng ngày và có một giấc ngủ ngon nhằm có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt theo mong muốn.

BS. Thiện Trí

(Belmarrahealth, 2017)